Blog

Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay?

Bảo hiểm khoản vay là một loại sản phẩm dịch vụ được ra đời nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản vay trong trường hợp người đi vay mất khả năng trả nợ. Khi bên đi vay mất tích hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn khiến cho bản thân mất đi khả năng tạo ra thu nhập để trả nợ. Lúc này, nghĩa vụ trả nợ không bị chấm dứt mà sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi bên đi vay trả hết nợ cho bên cho vay vốn.

Cập nhật

November 25, 2024

Tác giả

Sổ Cầm Đồ

Chia sẻ bài viết tới

Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay?

Nhiều người hiện nay có thắc mắc: Bảo hiểm khoản vay là gì? Có nên mua không? Để có câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau. Khi vay vốn ngân hàng, nhân viên tư vấn thường khuyến khích khách hàng mua thêm bảo hiểm khoản vay kèm theo. Đôi khi vì áp lực KPI, có nhân viên còn nói với khách rằng việc mua bảo hiểm này là do pháp luật Nhà nước quy định. Vậy, bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc mua không? Để có câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau.

 

Bảo hiểm khoản vay là gì?

 

1. Bạn hiểu thế nào về bảo hiểm khoản vay?

Bảo hiểm khoản vay là một loại sản phẩm dịch vụ được ra đời nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản vay trong trường hợp người đi vay mất khả năng trả nợ.

Khi bên đi vay mất tích hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn khiến cho bản thân mất đi khả năng tạo ra thu nhập để trả nợ. Lúc này, nghĩa vụ trả nợ không bị chấm dứt mà sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi bên đi vay trả hết nợ cho bên cho vay vốn.

Thậm chí, trường hợp bên đi vay vốn không may tử vong thì nghĩa vụ trả nợ sẽ được chuyển sang cho những người thừa kế của bên đi vay. Tuy nhiên sẽ phải trong phạm vi di sản thừa kế bởi theo khoản 8 Điều 658 của Bộ luật Dân sự 2015 “các khoản nợ đối với cá nhân, pháp nhân” là một trong những nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế cần phải được thanh toán.

Khi xảy ra các sự kiện trên, doanh nghiệp bảo hiểm khoản vay sẽ thay mặt khách hàng hoặc người thân của khách hàng thanh toán các khoản nợ mà người đó đã vay tại ngân hàng.

Do đó, các ngân hàng thường khuyến nghị khách hàng mua bảo hiểm khoản vay cho tất cả các hợp đồng tín dụng và đặc biệt là các khoản vay tiền tín chấp. Ví dụ như vay tiêu dùng hay khoản vay với số tiền vay cao hoặc thời hạn dài như vay mua nhà. Việc mua bảo hiểm khoản vay này thậm chí còn là một trong những tiêu chí quan trọng để các ngân hàng xét duyệt khoản vay cho những người đang có nhu cầu đi vay vốn.

 

Bảo hiểm khoản vay nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán

 

2. Các loại bảo hiểm khoản vay phổ biến

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại bảo hiểm khoản vay. Trong khi đó, nếu người đi vay tiền không nắm rõ được những loại bảo hiểm này sẽ xảy ra những rắc rối về quá trình làm thủ tục vay vốn. Do đó, để quá trình được diễn ra thuận lợi, hãy cùng chúng tôi tham khảo và tìm hiểu một vài loại bảo hiểm vay vốn phổ biến ngay sau đây nhé!

  • Đối với khoản vay tín chấp

Vay tín chấp là vay hoàn toàn dựa trên sự uy tín chứ không có bất kỳ tài sản nào được sử dụng nhằm đảm bảo khả năng chi trả tiền vay với ngân hàng. Chính vì vậy, bảo hiểm khoản vay tín chấp sẽ hướng đến con người. Cụ thể là người vay tiền, bảo vệ tính mạng và quyền lợi khi người vay không thể thanh toán được khoản vay cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. 

Khi vay tiền, ngân hàng sẽ thực hiện yêu cầu đối với người đi vay tiền để họ mua bảo hiểm khoản vay này. Tức là mua bảo hiểm thân thể cho mình để giúp việc đảm bảo về tính mạng trong những rủi ro lớn. Đồng thời giảm thiểu rủi ro khi các tình huống không mong muốn xảy ra.

  • Đối với khoản vay thế chấp

Vay thế chấp là vay có tài sản bảo đảm kèm theo trong điều kiện đi vay. Khi bên vay tham gia bảo hiểm khoản vay này, nếu như không may gặp phải những rủi ro dẫn đến việc không thể thanh toán được khoản nợ đó. Thì gói bảo hiểm khoản vay thế chấp sẽ bảo vệ tài sản cho người vay. 

Như vậy, nếu như vay tín chấp hướng tới đối tượng là con người. Thì vay thế chấp lại hướng hoàn toàn vào tài sản thế chấp mà người đi vay làm thủ tục với bên cho vay.

Nếu như theo quy định của pháp luật thì không bắt buộc khi vay thế chấp cần phải mua bảo hiểm khoản vay. Tuy nhiên, những khoản vay thế chấp thường có giá trị lớn và tài sản đảm bảo cũng mang giá trị tương đương. Chính vì vậy, hầu hết các ngân hàng hay tổ chức tín dụng đều khuyến khích khách hàng nên mua sản phẩm bảo hiểm này. 

Thậm chí có nhiều ngân hàng còn đưa ra những quy định riêng về việc bắt buộc khách hàng phải mua bảo hiểm khoản vay mới cho vay thế chấp. Tức là nếu không mua bảo hiểm khoản vay thì sẽ không được giải ngân. Được biết, đây chính cách để đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên.

Sản phẩm bảo hiểm này sẽ được mua tại đơn vị mà ngân hàng chỉ định và đối tượng thụ hưởng khoản vay vốn đó chính là ngân hàng. Giá trị của bảo hiểm cho khoản vay thế chấp sẽ dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo đó. Thế nhưng, nó cũng tùy theo từng ngân hàng quy định.

Như vậy, cho dù là bảo hiểm khoản vay tín chấp hay bảo hiểm khoản vay thế chấp thì đều đảm bảo lợi ích cho cả bên vay lẫn bên cho vay. Nó sẽ giúp tránh được những sự cố và rủi ro không may xảy ra.

 

Các loại bảo hiểm vay tùy thuộc vào vay tín chấp/ thế chấp

 

3. Có nên tham gia bảo hiểm cho khoản vay hay không?

Nếu bạn chưa thực sự bị thuyết phục bởi những lợi ích bảo hiểm được chia sẻ ở trên. Cũng như vẫn băn khoăn không biết có nên mua bảo hiểm khoản vay hay không? Thì hãy tiếp tục đọc để hiểu rõ hơn về lý do hoạt động của các tổ chức bảo hiểm khoản vay này nhé!

3.1. Đối với người đi vay tiền

  • Trong khi đang thanh toán khoản vay mà xảy ra các trường hợp như: tai nạn dẫn đến tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn hay được thông báo mất tích… Thì bên phía công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán số tiền gốc và số lãi còn lại mà khách hàng đang nợ tại ngân hàng/ công ty hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, số tiền thanh toán đó sẽ nằm trong phạm vi số tiền quy định tại hợp đồng bảo hiểm.
  • Với chức năng này thì khách hàng đi vay và gia đình sẽ tránh được gánh nặng tài chính khi xảy ra sự cố. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi khách hàng vay với khoản tiền lớn.

3.2. Đối với bên cho vay tiền

  • Việc khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay sẽ giúp cho công ty đảm bảo vẫn thu được tiền nợ gốc + lãi (từ công ty bảo hiểm). Nhất là trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro bất khả kháng và không trả được nợ vay.
  • Với khoản vay tín chấp có tham gia sản phẩm bảo hiểm khoản vay cũng là cơ sở tin cậy. Nó giúp cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác dễ dàng ra quyết định phê duyệt khoản vay cho khách hàng. Đặc biệt, một số tổ chức tín dụng cũng cân nhắc giảm lãi suất vay đối với khách hàng nào có tham gia bảo hiểm khoản vay.

Nhưng vậy, với những thông tin mà chúng tôi đã liệt kê trên, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho mình về việc nên hay không nên tham gia bảo hiểm khoản vay rồi nhỉ? 

 

Nên có bảo hiểm khoản vay để đề phòng nhiều trường hợp xấu với tài chính

 

4. Một số câu hỏi thường gặp về bảo hiểm khoản vay

Để hiểu hơn về bảo hiểm khoản vay, hãy cùng chúng tôi tham khảo một vài câu hỏi thường gặp về sản phẩm dịch vụ này ngay sau đây!

4.1. Bảo hiểm khoản vay có phải là sản phẩm bắt buộc hay không?

Quy chế cho vay vốn của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001 của QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Không quy định việc khách hàng cần phải mua bảo hiểm khoản vay khi vay vốn tại một tổ chức tín dụng bất kỳ.

Như vậy, việc khách hàng mua bảo hiểm khoản vay tín dụng là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với người vay dựa trên cơ sở tự nguyện đôi bên. Và việc mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay do tổ chức tín dụng với khách hàng thỏa thuận dựa trên quy định của pháp luật về bảo hiểm. Từ đó đảm bảo quyền lợi cho khách hàng một phần hoặc toàn bộ tổn thất nếu như xảy ra rủi ro trong phạm vi bảo hiểm. Đồng thời, góp phần hỗ trợ tổ chức tín dụng kiểm soát chất lượng tín dụng.

Theo đó, phí bảo hiểm chính là một trong những thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm cho khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu như ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Thì ngân hàng chỉ phải thực hiện thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm dựa trên quy định tại khoản 4, Điều 3 của Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

Tóm lại, pháp luật không có quy định nào bắt buộc về bảo hiểm khoản vay đối với người đi vay vốn. Việc tham gia bảo hiểm khoản vay hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyên giữa đôi bên.

4.2. Vay thế chấp có cần phải mua bảo hiểm khoản vay không?

Hiểu một đơn giản, bảo hiểm khoản vay thế chấp là tiền bảo hiểm khách hàng phải mua cho khoản vay thế chấp của bản thân. Tuy nhiên, gói bảo hiểm khoản vay thông thường sẽ không được áp dụng cho các khoản vay thế chấp. Thay vào đó là gói sản phẩm bảo hiểm cháy nổ.

Do vậy, việc mua bảo hiểm khoản vay thế chấp chính là để đảm bảo rằng: Trong trường hợp mà tài sản thế chấp bị mất đi giá trị của mình. Khi đó, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thẩm định và chi trả cho bên ngân hàng.

4.3. Nếu ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay khi vay vốn, ngân hàng có bị phạt?

Mặc dù không có điều khoản nào trong hợp đồng vay giữa bên ngân hàng và khách có nội dung bắt buộc cần phải mua bảo hiểm. Song, thực tế ở nhiều ngân hàng, việc tự nguyện mua bảo hiểm chỉ mang tính hình thức mà thôi. Bởi, nếu không mua gói bảo hiểm khoản vay thì ngân hàng sẽ không xét duyệt và giải ngân cho gói vay đó. Vậy nên, để được vay, nhiều khách hàng đành phải ngậm ngùi tham gia gói bảo hiểm khoản vay này một cách không tự nguyện.

Theo quy định của pháp luật, việc ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn là hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Do đó, nếu như cố tình vi phạm thì ngân hàng có thể bị phạt vi phạm hành chính theo điểm đ khoản 2 Điều 17 của Nghị định 98/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP. Cụ thể là:

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau:

đ) Ép buộc các tổ chức hoặc cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.

Như vậy, nếu như ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay thì ngân hàng có thể bị phạt từ 40 đến 50 triệu đồng.

4.4. Điều kiện đối với người mua bảo hiểm khoản vay là gì?

Không phải tất cả mọi người đều phải tham gia gói bảo hiểm dành cho khoản vay. Đặc biệt, khi vay vốn tại ngân hàng, muốn tham gia bảo hiểm khoản vay thì khách hàng phải đảm bảo những điều kiện dưới đây:

  • Người vay vốn tại ngân hàng cần phải có trách nhiệm về mặt pháp lý, hành vi đúng chuẩn mực cũng như tuân thủ đúng quy định vay vốn của ngân hàng và pháp luật Nhà nước.
  • Khoản vay vốn cần phải có quyết định đồng ý giải ngân từ ngân hàng hoặc từ tổ chức tín dụng mà khách hàng vay.
  • Người tham gia bảo hiểm khoản vay phải đủ từ 18 tới 60 tuổi.
  • Khoản vay có giá trị từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng.

4.5. Tham gia bảo hiểm khoản vay khách hàng phải đóng là bao nhiêu?

Khi tham gia bảo hiểm khoản vay, thông thường khách hàng phải đóng 5% – 6% trên số tiền gốc mà bản thân đã đăng ký vay tín chấp tại ngân hàng. Ví dụ minh họa: Khách hàng đăng ký vay 20 triệu đồng tại ngân hàng thì tiền bảo hiểm khoản vay sẽ là: 5,5% x 20.000.000 = 1.100.000 (đồng)

Tùy từng tổ chức tín dụng, khách hàng khi đăng ký vay tín chấp có thể sẽ không nhận đủ số tiền đăng ký vay. Mà sẽ phải trích lại 5,5% để đóng tiền phí bảo hiểm khoản vay. Hoặc khách hàng sẽ nhận đủ số tiền đăng ký vay cộng thêm khoản phí bảo hiểm khoản vay. Ví dụ:

  • Đối với trường hợp khách hàng không nhận đủ số tiền vay: Nếu khách hàng đăng ký vay 20 triệu đồng thì chỉ nhận được khoản 18,9 triệu đồng (trừ 1,1 triệu đồng tiền bảo hiểm cho khoản vay).
  • Đối với trường hợp khách hàng sẽ nhận đủ 20 triệu đồng: Lúc này, ngân hàng sẽ ghi số tiền khách hàng vay là 21,1 triệu đồng (cộng thêm 1,1 triệu đồng tiền bảo hiểm khoản vay)​

 

Bảo hiểm khoản vay là không bắt buộc nhưng nó cần thiết để đề phòng rủi ro

 

5. Những trường hợp nên mua bảo hiểm khoản vay

Việc mua bảo hiểm cho khoản vay là rất cần thiết và tăng độ an toàn. Tuy nhiên, khi bạn vay mà có mua thêm bảo hiểm cho khoản vay thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chi trả thêm một khoản chi phí, chi phí này sẽ có giá trị phụ thuộc vào khoản vay của bạn. Sau đây là những trường hợp bạn nên cân nhắc về việc mua bảo hiểm cho khoản vay.

  • Khoản vay lớn

Bạn đang muốn vay một khoản tiền lớn để mua nhà, mua xe, kinh doanh xảy hay làm những công việc cần sử dụng nhiều tiền. Lúc này việc mua bảo hiểm khoản vay sẽ giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình chi trả khoản vay.

  • Khoản vay có thời gian dài

Nếu bạn đang vay một khoản vay tài chính với khoảng thời gian dài, điều này sẽ kéo theo những rủi ro lớn như lãi suất tăng, việc chi trả khoản vay gặp nhiều khó khăn. Việc mua bảo hiểm khoản vay cho khoản này sẽ giúp bạn giảm tải được áp lực tài chính trong khoảng thời gian dài, và cũng làm giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra.

  • Không có khả năng chi trả khoản nợ trong trường hợp xấu

Không ai có thể lường trước được điều gì sẽ xảy ra trong cuộc sống. Trong quá trình vay tiền cũng vậy, để đảm bảo độ an toàn, bảo vệ tài sản và giảm bớt các rủi ro thì việc mua bảo hiểm khoản vay là rất cần thiết.

Để tránh được các rủi ro và các chi phí phát sinh khác bạn nên cân nhắc khi quyết định mua bảo hiểm cho khoản vay, để giảm thiểu những gánh nặng cho bản thân và gia đình khi xảy ra các trường hợp xấu.

 

Việc mua bảo hiểm cho khoản vay là rất cần thiết và tăng độ an toàn

 

6. Những điều cần biết loại bỏ rủi ro khi mua bảo hiểm khoản vay

Việc mua bảo hiểm cho khoản vay là lựa chọn an toàn cho mỗi người khi thực hiện các khoản vay. Tuy nhiên, khách hàng cũng cần lưu ý những điều sau để tránh các rủi ro khi mua bảo hiểm khoản vay.

  • Người vay có được tự chọn công ty mua bảo hiểm khoản vay hay không?

Thông thường các ngân hàng sẽ là đơn vị liên kết với các công ty bảo hiểm. Vì vậy, khi khách hàng muốn mua bảo hiểm khoản vay, để đảm bảo được các tiêu chí do bên ngân hàng đưa ra thì bên ngân hàng sẽ chỉ định luôn công ty bảo hiểm cho khách hàng.

  • Các hình thức thanh toán khoản vay hiện nay đang được áp dụng

Mỗi đơn vị sẽ có những hình thức thanh toán khoản vay khác nhau để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, sau đây là các hình thức thanh toán được áp dụng cho khoản vay:

  • Nộp trực tiếp tại các phòng giao dịch của ngân hàng
  • Nộp tiền qua hình thức chuyển khoản online trên điện thoại
  • Nộp tiền thông qua nhân viên thu phí của công ty.
  • Lợi ích mang lại cho cả bên vay và bên cho vay đều được đảm bảo:

Đối với bên vay:

  • Được bên bảo hiểm khoản vay bảo vệ các rủi ro khi gặp sự cố như tử vong, tàn tật…Lúc này công ty bảo hiểm sẽ thay bạn thanh toán khoản nợ còn lại.
  • Được hưởng các lãi suất ưu đãi khi đi kèm gói bảo hiểm khoản vay
  • Cuộc sống của gia đình giảm bớt gánh nặng khi không còn phải quá lo lắng về món nợ khách hàng.

Tuy nhiên, khi mua bảo hiểm khoản vay sẽ phát sinh thêm chi phí nữa ngoài khoản vay. Không phải sự cố này xảy ra cũng yêu cầu bảo hiểm chi trả được,. Vì vậy, người vay cần cân nhắc và đọc kỹ, hiểu rõ các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm khoản vay để tránh xảy ra các tranh chấp.

Đối với bên cho vay:

Không chỉ bên người đi vay có được những lợi ích khi mua bảo hiểm khoản vay đi kèm khoản vay. Song song với bên vay thì bên cho vay cũng sẽ có được một số lợi ích sau: 

  • Giảm bớt được những rủi ro, trong trường hợp không may bên vay gặp phải sự cố không có khả năng thanh toán khoản vay. Lúc này, bên bảo hiểm sẽ giúp bên vay thanh toán nốt khoản còn lại cho ngân hàng.
  • Bên cho vay sẽ có thêm khoản phí dịch vụ từ phần trăm hoa hồng nhận được từ công ty bảo hiểm.
  • Tạo được niềm tin và uy tín của mình đối với khách hàng.
  • Tạo điểm nhấn và thu hút được nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ bên mình.

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến bảo hiểm khoản vay là gì? Có nên mua không? 

 

Bài viết liên quan:

Bình luận

Cập Nhật Thông Tin Sổ Cầm Đồ

Bạn sẽ luôn là người được nhận những thông tin ưu đãi

Hãy trở thành một phần của cộng đồng đang phát triển