Blog
Cầm đồ là hoạt động cầm cố tài sản tại cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để ký kết hợp đồng vay tiền. Theo phương thức bảo đảm hợp đồng vay tiền, người cầm đồ cung cấp tài sản hợp pháp cho bên cầm đồ để nhận số tiền vay theo nhu cầu. Quá trình cầm cố tài sản phải tuân thủ quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định pháp luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động của cửa hàng cầm đồ.
Hiện nay, các cửa hàng cầm đồ mọc lên như nấm và trải rộng khắp các khu vực. Các tiệm cầm đồ này còn thu hút một lượng lớn khách hàng mỗi ngày. Vậy bạn đã biết cầm đồ là gì chưa? Các đặc điểm cơ bản của dịch vụ này cũng như những quy định quan trọng liên quan đến hoạt động cầm đồ? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên và cung cấp các thông tin pháp lý liên quan đến hoạt động cầm đồ. Hãy cùng Socado tìm hiểu ngay nào!
Cầm đồ là hoạt động cầm cố tài sản tại cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để ký kết hợp đồng vay tiền.
Theo phương thức bảo đảm hợp đồng vay tiền, người cầm đồ cung cấp tài sản hợp pháp cho bên cầm đồ để nhận số tiền vay theo nhu cầu. Quá trình cầm cố tài sản phải tuân thủ quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định pháp luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động của cửa hàng cầm đồ.
Trong thời hạn vay, tài sản vẫn thuộc sở hữu của người cầm đồ, và chủ cửa hàng cầm đồ không có quyền sử dụng hoặc quyết định về tài sản đó. Người cầm đồ phải trả lại số tiền vay theo thời hạn trong hợp đồng và nhận lại tài sản đã cầm. Tuy nhiên, nếu không trả lại số tiền như thỏa thuận, chủ cửa hàng cầm đồ sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó khi hết thời hạn cầm đồ.
Cầm đồ là cầm cố tài sản để vay được một khoản tiền nhất định.
Xét trên góc độ pháp lý, hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể khái niệm cầm đồ là gì. Nhưng căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh dịch vụ và đầu tư như sau:
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ được hiểu là kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người cầm đồ giao tài sản hợp pháp cho hiệu cầm đồ để ký kết hợp đồng vay tiền.
Do đó, có thể thấy rằng cầm đồ là một hình thức thực hiện thông qua việc cầm cố tài sản. Trong quá trình này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ hoặc hiệu cầm đồ sẽ ký kết hợp đồng vay tiền với bên có nhu cầu vay. Bên vay sẽ giao tài sản cho bên cầm cố, nhận lại một khoản tiền nhất định. Đây được coi là phương thức bảo đảm cho hợp đồng vay tiền.
Vậy, tiệm cầm đồ cầm những loại tài sản gì? Hiện nay, các tiệm cầm đồ chấp nhận cầm hầu hết các loại tài sản miễn là chúng có giá trị cầm cố. Một số loại tài sản phổ biến mà thường được mang đi cầm cố bao gồm: ô tô, xe máy, trang sức, giấy tờ nhà đất, thiết bị điện tử, và nhiều loại khác.
Để quý khách hàng hiểu rõ hơn về cầm đồ là gì, tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích chi tiết và đưa ra các ví dụ cụ thể về đặc điểm trong lĩnh vực hoạt động cầm đồ.
Cầm đồ được thực hiện như một phương thức bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, trong đó người cầm cố giao lại tài sản hợp pháp của mình cho bên cầm đồ để nhận được một khoản tiền vay cụ thể. Ngược lại, bên cầm đồ sẽ giữ lại tài sản hợp pháp để đảm bảo nghĩa vụ vay tiền.
Ví dụ: anh A mang ô tô đến hiệu cầm đồ để vay số tiền 50 triệu đồng.
Ví dụ: Sau khi thỏa thuận sẽ tiến hành làm thủ tục cầm đồ, ký kết hợp đồng và cam kết bảo tài sản của anh A theo thoả thuận trong hợp đồng.
Ví dụ: Đến hạn chuộc tài sản, anh A đến cửa tiệm cầm đồ và trả lại số tiền đã vay kèm với lãi suất như thỏa thuận trong hợp đồng rồi nhận lại xe ô tô. Ngược lại, nếu anh A không trả khoản vay đúng hạn thì xe ô tô sẽ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tiệm cầm đồ. Ngoài ra, nếu khi nhận lại tài sản nếu anh A phát hiện tài sản bị hỏng hóc, xảy ra lỗi thì tiệm cầm đồ sẽ chịu trách nhiệm như cam kết ban đầu.
Ví dụ: Mặc dù xe ô tô vẫn nằm trong kho bảo quản của tiệm cầm đồ thế nhưng anh A vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.
Ngày nay có một số cá nhân đang có nhu cầu vay tiền thông qua các dịch vụ cầm đồ, nhưng họ chưa nắm rõ được thông tin và các quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ cầm đồ. Điều này có thể gây ra những rủi ro khi vay.
Ngoài việc hiểu rõ cầm đồ là gì, bạn cũng cần quan tâm đến lãi suất cầm đồ và cách tính lãi suất cầm đồ hiện nay để tránh bị thiệt thòi khi cầm đồ.
Pháp luật đã quy định về lãi suất cầm đồ tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:
Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền thông qua dịch vụ cầm đồ để cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015:
– Lãi suất do các bên tự thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền đó
– Nếu mức lãi suất của các bên thỏa thuận vượt quá giới hạn quy định thì mức lãi suất sẽ không có hiệu lực
– Nếu giữa các bên không có sự xác định rõ mức lãi suất là bao nhiêu phần trăm và có sự tranh chấp xảy ra thì lãi suất sẽ được tính bằng 50% mức lãi quy định tại thời điểm đó.
Tiền lãi hàng tháng = [ (lãi suất vay) x (giá trị khoản vay) ] : 100
Nhưng không phải tiệm cầm đồ nào cũng áp dụng cách tính trên. Hiện nay, trên thị trường có nhiều mức lãi suất khác nhau, có thể tạm hiểu như sau:
– Thông thường, lãi suất hợp lý rơi vào khoảng từ 2,5% đến 5% một tháng.
– Lãi suất thấp: từ 1% đến 3% một tháng.
– Lãi suất trung bình: từ 3% đến 5% một tháng.
– Lãi suất cao: trên 5% một tháng.
Ngoài ra, cũng có một số hiệu cầm đồ với mức lãi suất cao trong khoảng từ 7% đến 9% một tháng. Vì thế, tìm hiểu kỹ càng về lãi suất trước khi cầm đồ là rất cần thiết.
Cầm đồ là hình thức kinh doanh đầu tư có điều kiện và lãi suất phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, một số rủi ro người cầm đồ thường gặp phải là:
– Một số cơ sở kinh doanh không đáp ứng đủ điện kiện theo quy định của pháp luật để có giấy phép kinh doanh hay các điều kiện liên quan đến an ninh trật tự.
– Lãi suất thực tế cho vay thường khá cao và bên nhận cầm đồ cũng có những cách “lách luật” mà người vay không biết.
– Phát sinh các khoản phí về hợp đồng, đáo hạn, phí phạt, phí làm hồ sơ,…và nhiều khoản phí khác.
Mặc dù có nhiều rủi ro như vậy nhưng nhiều người vẫn lựa chọn sử dụng dịch vụ cầm đồ bởi tính nhanh chóng, tiện lợi mà nó đem lại. Và cũng phải nói rằng kinh doanh cầm đồ được nhà nước và pháp luật công nhận, nhưng để lựa chọn đơn vị uy tín không phải dễ dàng.
Đối với người Việt Nam:
– Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
– Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
– Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
– Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
Để cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ được hoạt động cần tuân theo một số quy định sau:
Bạn sẽ luôn là người được nhận những thông tin ưu đãi
Hãy trở thành một phần của cộng đồng đang phát triển