Blog

Cầm sổ bảo hiểm xã hội – Người lao động cần cẩn trọng

Việc cầm sổ BHXH có thể phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, rắc rối. Không những ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan mà còn ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Pháp luật quy định chỉ người nào tham gia BHXH thì chính người đó hoặc thân nhân của họ mới được hưởng quyền lợi liên quan đến BHXH.

Cập nhật

November 19, 2024

Tác giả

Sổ Cầm Đồ

Chia sẻ bài viết tới

Cầm sổ bảo hiểm xã hội – Người lao động cần cẩn trọng

Hiện nay, việc cầm sổ bảo hiểm xã hội để vay tiền được người lao động sử dụng khá nhiều trong lúc bí bách. Với lãi suất cao, hình thức này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thiệt thòi cho người vay.

 

Cầm sổ bảo hiểm xã hội để vay tiền là gì?

 

Cuộc sống khó khăn cùng với sự phát triển của xã hội đã phát sinh ra nhiều vấn đề về tài chính. Kết quả là các hình thức vay tiền, cầm cố trở nên đa dạng, phong phú hơn. Trong đó, nhiều người đã sử dụng dịch vụ cầm sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) để vay tiền.

Vậy cầm sổ bảo hiểm xã hội để vay tiền là gì? Có vi phạm pháp luật không và gặp phải những nguy cơ, hệ lụy nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn về hình thức cầm cố này.

Cầm sổ bảo hiểm xã hội để vay tiền là gì?

Đây là hình thức cầm cố tài sản – sổ bảo hiểm xã hội để thực hiện vay tiền. Khi đó, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ dựa vào sổ BHXH và quá trình đóng BHXH của bạn để cho vay mức tiền nhất định.

Như vậy, cầm sổ bảo hiểm xã hội là bạn đang thực hiện việc cho bên vay giữ tài sản này của bạn và họ sẽ có trách nhiệm cất trữ, bảo quản sau khi hai bên ký kết hợp đồng vay. Cuốn sổ BHXH sẽ như một tài sản thế chấp để bạn thanh toán nợ.

 

SỔ BHXH cũng là một tài sản thế chấp có giá trị

Những ưu và nhược điểm của việc cầm sổ bảo hiểm xã hội

Tất cả những hình thức cầm cố để vay tiền đều có ưu và nhược điểm của nó. Sau đây là những mặt lợi, mặt hại của việc cầm sổ BHXH.

Về ưu điểm

Việc cầm sổ BHXH không được sử dụng để vay tiền phổ biến bằng các hình thức khác như cầm cố giấy tờ tùy thân, xe cộ, máy tính, điện thoại, trang sức vàng bạc... Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn cầm sổ BHXH vì những ưu điểm của nó. Cụ thể là:

  • Là hình thức vay tiền dễ dàng, không cần nhiều giấy tờ rắc rối.
  • Quy trình nhanh chóng. Chỉ cần có sổ bảo hiểm xã hội là bạn được duyệt vay ngay.
  • Thích hợp với những người không có tài sản cầm cố khác.
  • Thời gian giải ngân nhanh chóng, trong ngày hoặc chỉ mất không quá 3 ngày.
  • Thời hạn vay tương đối linh hoạt 3 - 12 tháng.

Về nhược điểm

Khi sử dụng sổ BHXH để cầm cố vay tiền, người lao động cần lưu ý những nhược điểm về hình thức này:   

  • Lãi suất của hình thức này khá cao so với các hình thức vay cầm cố, vay tín chấp, vay thế chấp khác.
  • Hạn mức vay nhỏ. Người vay chỉ được vay một mức nhất định và thường không cao
  • Đặc biệt, có rất ít tổ chức chấp nhận cho người sử dụng hình thức cầm sổ BHXH này.

 

Vay tiền bằng sổ BHXH rủi ro cáo và quy trình có thể rất lâu

 

Điều kiện và thủ tục     vay tiền bằng cầm sổ bảo hiểm xã hội

Một số yêu cầu của bên cho vay khi bạn vay tiền bằng cầm sổ bảo hiểm xã hội như sau:

  • Người lao động có tuổi từ 20 - 60 và là công dân Việt Nam. Có đủ năng lực và trách nhiệm về hành vi của bản thân.
  • Đảm bảo không có bất kì nợ xấu tại các ngân hàng hoặc bất kỳ tổ chức cho vay tín dụng nào.
  • Có thời gian tham gia đóng BHXH đủ dài ở các cơ quan, tổ chức, công ty.

 

Điều kiện và thủ tục vay tiền bằng cầm sổ BHXH là gì?

 

Kèm theo đó,   thủ tục cần có khi thực hiện cầm sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:

  • Giấy tờ tùy thân như CCCD hoặc CMND còn hạn sử dụng.
  • Bản sao có công chứng của Sổ hộ khẩu hoặc bản sao sổ hộ khẩu tùy vào yêu cầu của mỗi đơn vị cho vay.
  • Sổ bảo hiểm xã hội gốc và bản sao để tiến hành đối chiếu.

Hành vi cầm sổ bảo hiểm xã hội có vi phạm pháp luật không?

Theo điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về trách nhiệm của người lao động là người lao động được quản lý sổ bảo hiểm của mình cũng như chịu trách nhiệm về việc bảo quản sổ bảo hiểm. Đồng thời, luật cũng không quy định về việc người lao động có quyền cầm cố sổ BHXH. Do đó trường hợp người lao động thực hiện những hành vi không phải quyền của mình sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Các hành vi dùng sổ BHXH cầm cố, thế chấp hay mua bán của người lao động rồi sau đó làm thủ tục khai báo sổ BHXH bị mất, hư hỏng để xin được cấp lại, thuộc trường hợp kê khai sai sự thật và sẽ bị xử phạt.

Theo khoản 2 Điều 46 Quy trình ban hành đính kèm Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (Đã được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) trường hợp người lao động thực hiện mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội của mình sẽ không nằm trong trường hợp được cấp lại sổ.

 

Người lao động không có quyền trong việc mua bán hay cầm cố sổ BHXH

 

Như vậy, người lao động không có quyền trong việc mua bán hay cầm cố sổ bảo hiểm xã hội của chính mình. Trường hợp người lao động thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

  • Việc bán hay cầm sổ BHXH có thể dẫn đến hành vi kê khai sai sự thật hoặc thực hiện sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH và bảo hiểm thất nghiệp sau này. Đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người lao động có thể bị phạt mức tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
  • Ngoài ra, với hành vi lập, dùng hồ sơ giả mạo hoặc hồ sơ bị sai lệch nội dung hồ sơ BHXH để đối phó với cơ quan BHXH nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền BHXH từ 10 triệu đến dưới 100 triệu hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đến dưới 200 triệu thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Cụ thể là có thể lãnh mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo điều 214 Bộ luật Hình sự.
  • Đặc biệt với trường hợp số tiền chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại lớn từ 500 triệu trở lên, người vi phạm có thể bị phạt tù lên đến 10 năm.​

Những nguy cơ khi cầm sổ bảo hiểm xã hội

Việc cầm sổ BHXH có thể phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp, rắc rối. Không những ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan mà còn ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.

Pháp luật quy định chỉ người nào tham gia BHXH thì chính người đó hoặc thân nhân của họ mới được hưởng quyền lợi liên quan đến BHXH. Trong trường hợp, người lao động tham gia BHXH không may gặp rủi ro (trong thời gian chưa hưởng BHXH một lần mà qua đời) thì người thân của họ mới được hưởng thay người đã mất, chứ người cầm sổ BHXH không thể hưởng. Mặt khác, việc nhận BHXH một lần có thể được ủy quyền cho người khác; tuy vậy người được ủy quyền cũng khó khăn không biết có nhận tiền được hay không vì liên quan đến các thủ tục, nhất là trong trường hợp sổ BHXH đó đã có người khác giả mạo nhận BHXH một lần…

Hành vi cầm sổ BHXH sẽ gây thiệt hại và có nhiều hệ lụy không tốt cho người lao động. Trong đó, hệ lụy lớn nhất là những quyền lợi của người tham gia BHXH bị ảnh hưởng như: hưởng số tiền ít hơn so với số tiền thực tế được hưởng BHXH một lần của mình; không được hưởng lương hưu khi đủ tuổi về hưu; không được cấp thẻ BHYT miễn phí khi về hưu…

 

Việc cầm sổ BHXH mà mất sẽ khó có thể cấp lại

 

Do vậy, khi thực hiện bất cứ việc làm nào liên quan đến sổ BHXH của mình, người lao động cần xem xét kỹ lưỡng. Và để tránh phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn liên quan đến sổ BHXH, mọi người không nên cầm sổ BHXH, bởi vừa vi phạm pháp luật, vừa mang lại hậu quả nặng nề khi mà sổ BHXH không còn giá trị sử dụng.

Kết luận

Như vậy, qua   những thông tin hữu ích ở trên có thể thấy rằng việc cầm sổ bảo hiểm xã hội để vay tiền   là không nên.   Thay vào đó thì bạn nên vay vốn bằng cách hình thức khác để đảm bảo an toàn cho bản thân.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay?

 

Bài viết liên quan:

Bình luận

Cập Nhật Thông Tin Sổ Cầm Đồ

Bạn sẽ luôn là người được nhận những thông tin ưu đãi

Hãy trở thành một phần của cộng đồng đang phát triển