Blog

Mở tiệm cầm đồ nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo mô hình tiệm cầm đồ hay cửa hiệu cầm đồ là hình thức cho vay tiền. Người muốn vay tiền sẽ phải mang tài sản hợp pháp của mình (như xe máy, ô tô, đăng ký xe, điện thoại, laptop…) tới tiệm cầm đồ để cầm cố, thế chấp tài sản này. Quy định về thủ tục mở tiệm cầm đồ được pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ bởi vì đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đảm bảo được những điều kiện nhất định khi kinh doanh

Cập nhật

January 21, 2025

Tác giả

Sổ Cầm Đồ

Chia sẻ bài viết tới

Mở tiệm cầm đồ nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo mô hình tiệm cầm đồ hay cửa hiệu cầm đồ là hình thức cho vay tiền. Người muốn vay tiền sẽ phải mang tài sản hợp pháp của mình (như xe máy, ô tô, đăng ký xe, điện thoại, laptop…) tới tiệm cầm đồ để cầm cố, thế chấp tài sản này. Quy định về thủ tục mở tiệm cầm đồ được pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ bởi vì đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đảm bảo được những điều kiện nhất định khi kinh doanh? Vậy những điều kiện, thủ tục mở tiệm cầm đồ như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Socado để được hướng dẫn chi tiết.

 

Bạn biết gì về những bí mật để kinh doanh tiệm cầm đồ thành công?

1. Tiệm cầm đồ là gì?

Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí 6 kinh nghiệm mở tiệm cầm đồ thành công

2. Điều kiện mở tiệm cầm đồ là gì?

Căn cứ Điều 7Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện về an ninh, trật tự chung như sau:

a) Thứ nhất, đối với chủ thể đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ

  • Người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có lý lịch rõ ràng, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
  • Có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh;
  • Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính.

b) Thứ hai, cơ sở kinh doanh: phải đảm bảo về an toàn phòng cháy nổ, phòng độc và vệ sinh môi trường; đảm bảo về trật tự, an toàn công cộng; địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật

  • Cơ sở kinh doanh cần đáp ứng đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (cần xin giấy phép PCCC hoặc biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy theo quy định).
  • Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
  • Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
  • Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
  • Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
  • Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  • Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.

c) Sau khi đảm bảo một số điều kiện trên thì bạn có thể tiến hành đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, bạn có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao nên dùng phần mềm quản lý cầm đồ?

 

Kinh doanh cầm đồ là hợp pháp và vô cùng cạnh tranh

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh tiệm cầm đồ

3.1 Đăng ký hộ kinh doanh

a) Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho tiệm cầm đồ gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, của các thành viên hộ gia đình (nếu các thành viên cùng góp vốn thành lập tiệm cầm đồ);
  • Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc mở tiệm cầm đồ;
  • Bản sao công chứng văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho 1 thành viên đứng tên làm chủ hộ kinh doanh;
  • Bản photo hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ (nếu bạn mở tiệm cầm đồ ngay tại nhà riêng).

b) Hình thức nộp hồ sơ

  • Chủ tiệm cầm đồ có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi dự kiến mở tiệm cầm đồ;
  • Hoặc nộp hồ sơ online trên trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi mở cửa tiệm cầm đồ.

c) Thời gian giải quyết

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hộ kinh doanh cho tiệm cầm đồ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận/huyện tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.

3.2 Đăng ký doanh nghiệp

a) Hồ sơ thành lập công ty cầm đồ gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập;
  • Bản sao công chứng lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của tiệm cầm đồ;
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên cùng góp vốn mở công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.

b) Hình thức nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi công ty cầm đồ đặt trụ sở chính;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số.

c) Thời gian giải quyết

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT tỉnh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3.3 Các bước cần làm sau khi có giấy phép kinh doanh

 

Bài viết liên quan:

Bình luận

Cập Nhật Thông Tin Sổ Cầm Đồ

Bạn sẽ luôn là người được nhận những thông tin ưu đãi

Hãy trở thành một phần của cộng đồng đang phát triển