Blog
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng hai khái niệm này đều nói về việc kéo dài thời gian trả nợ, do khách hàng không đủ khả năng trả lãi và gốc vào đúng thời điểm đã quy định theo hợp đồng vay vốn. Giãn nợ là chương trình mà ngân hàng đề ra trong trường hợp kinh tế hay người vay có vấn đề chung nào đó khó có thể giải quyết và không đủ năng lực chi trả trong thời gian quy định. Theo đó, áp dụng chương trình này có thể hạ lãi suất, không thu phí hay không thu gốc hàng tháng như đã quy định nữa.
Nhiều người thắc mắc giãn nợ và gia hạn nợ khác nhau như nào. Hãy cùng Socado tìm hiểu thêm thông tin về hai khái niệm này qua bài viết sau đây nhé.
Giãn nợ và gia hạn nợ có giống nhau không?
Chắc chắn bạn đã từng bắt gặp hai khái niệm giãn nợ và gia hạn nợ. Tuy nhiên bạn lại không biết chúng khác nhau như thế nào. Về cơ bản, gia hạn nợ và giãn nợ thực chất chỉ khác nhau về tên gọi.
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng hai khái niệm này đều nói về việc kéo dài thời gian trả nợ, do khách hàng không đủ khả năng trả lãi và gốc vào đúng thời điểm đã quy định theo hợp đồng vay vốn.
Giãn nợ là chương trình mà ngân hàng đề ra trong trường hợp kinh tế hay người vay có vấn đề chung nào đó khó có thể giải quyết và không đủ năng lực chi trả trong thời gian quy định. Theo đó, áp dụng chương trình này có thể hạ lãi suất, không thu phí hay không thu gốc hàng tháng như đã quy định nữa.
Còn gia hạn nợ là quyền của người vay có thể muốn hoặc không muốn sử dụng. Tuy nhiên, không phải người vay nào cũng được quyền gia hạn nợ và được ngân hàng chấp thuận. Việc này chỉ được áp dụng cho những khách hàng nào có mục đích chính đáng, cần thêm thời gian để chuẩn bị tài chính trả nợ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tất toán là gì? Quy định và cách tính tất toán khoản vay
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 57/2019/TT-BTC, thời gian thực hiện giãn nợ như sau:
“…3. Thời gian gia hạn nợ: Một khoản nợ có thể được gia hạn nợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn nhận nợ bắt buộc sau khi khoản nợ được gia hạn không vượt quá thời hạn nhận nợ bắt buộc tối đa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.…”
Vậy các bên có thể thực hiện gia hạn nợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời gian nhận nợ bắt buộc sau khi khoản nợ được gia hạn không được vượt quá thời hạn nhận nợ bắt buộc tối đa. Là không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay trong hạn của khoản vay được bảo lãnh theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.
>>> Có thể bạn quan tâm: Lãi suất nợ quá hạn là gì?
Để theo dõi được các khoản vay của khách hàng, người quản lý cần có file theo dõi thống kê rõ ràng thông tin của các khoản vay. Cách quản lý thông dụng nhất được nhiều chủ kinh doanh cho vay tài chính lựa chọn hiện nay đó chính là sử dụng phần mềm.
Phần mềm quản lý cho vay tài chính Socado hỗ trợ chủ kinh doanh tự động hóa trong công tác kiểm soát nợ, quản lý nhân viên hiệu quả, đảm bảo một chu trình cho vay và quản lý thu nợ khép kín.
Phần mềm giúp bạn quản lý các khoản nợ phải thu chặt chẽ. Khi cần tra cứu bạn chỉ cần sử dụng bộ lọc tìm kiếm, những thông tin về nợ phải thu sẽ hiển thị chi tiết. Không chỉ vậy, người dùng cũng có thể xuất in báo cáo danh sách nợ phải thu một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Tính năng Gia hạn nợ của Socado giúp chủ kinh doanh dễ dàng gia hạn khoản vay tín dụng cho khách hàng chỉ với 1 cú click chuột. Bên cạnh đó, khi gia hạn khoản vay, nhân viên giao dịch cũng có thể ghi chú lý do khách yêu cầu gia hạn để chủ nắm được tình hình.
Bạn sẽ luôn là người được nhận những thông tin ưu đãi
Hãy trở thành một phần của cộng đồng đang phát triển